» » » Những lý do khán giả không lắng nghe bạn và Cách Giải Quyết


Những lý do khán giả không lắng nghe bạn và Cách Giải Quyết

Những lý do khán giả không lắng nghe bạn. Vì sao họ lại không lắng nghe bạn nguyên nhân do đâu và cách giải quyết,cách khắc phục ra sao ?

Tại sao họ không nghe bạn?
1. Thông tin quá tải. Khi khán giả ngồi cả ngày trong khán phòng để nghe, nghe và nghe, thì lượng thông tin nhồi nhét vào đầu sẽ trở nên quá tải và họ sẽ chẳng ghi nhớ được gì.

2. Những bận tâm trong đầu. Có thể họ đang cãi nhau với vợ/chồng mình, có thể họ đang đói hoặc đang có công việc cấp bách cần giải quyết sớm.

3. Suy nghĩ nhanh. Chúng ta suy nghĩ với tốc độ khoảng 600 chữ một phút, và nói trung bình với tốc độ 140 chữ. Như thế, trong lúc bạn nói được một vài chữ, thì tâm trí người nghe đã “đua” trước bạn để hướng về một suy nghĩ nào đó khác.

4. Quá sức. Lắng nghe với thái độ chủ động và tích cực, đó là điều rất khó làm. Khi bạn đang chăm chú lắng nghe, nhịp hô hấp của bạn tăng dần lên. Tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn. Và bạn không thể duy trì việc lắng nghe chăm chú như thế trong một thời gian dài vì nó làm bạn rất mất sức.

5. Tiếng động bên ngoài. Tiếng động, tiếng ồn là những âm thanh gây phân tán sự chú ý.

6. Vấn đề về thính giác. Cứ 10 người thì có đến khoảng 5 người có vấn đề về tai, thính giác.

7. Những giả thiết sai lạc. Đôi lúc, bạn không nói điều gì đó nhưng người nghe lại cứ tưởng bạn đã nói ra điều đó.

8. Thiếu nhấn mạnh đến ích lợi cụ thể. Người nghe không thấy điều gì có lợi cho họ thì họ sẽ chẳng muốn nghe bạn làm gì.

9. Thiếu huấn luyện. Xưa giờ, bạn đã từng học môn nào đại loại gọi là “Cách lắng nghe” hay chưa? Có lẽ là chưa. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy rằng chúng ta dành khoảng 32% thời gian cho việc lắng nghe chung chung các kiểu, 21% cho việc lắng nghe khi nói chuyện đối diện với ai đó. Như thế, chúng ta dành 53% thời gian của mình cho việc lắng nghe, nhưng chưa bao giờ được huấn luyện về cách nghe.

Làm sao khiến khán giả tập trung?
1. Hãy nhiệt tình. Một cuộc nghiên cứu về sự bán hàng thành công do Đại học Stanford thực hiện đã cho thấy là chỉ có 15% thành công trong bán hàng là nhờ vào khả năng hiểu biết, kiến thức của người bán hàng, trong khi đó 95% còn lại là xuất phát từ lòng nhiệt tình của người bán hàng. Trong thuyết trình cũng thế, nếu bạn thiếu ngọn lửa nhiệt tình, khán giả sẽ thấy bạn có vẻ không hứng thú gì với những gì bạn nói, và họ thấy chẳng cần phải quan tâm để ý làm gì.

2. Dùng ngôn ngữ khán giả hiểu được. Tránh dùng các biệt ngữ, thuật ngữ quá chuyên môn. Hãy tìm những cách nói, cách diễn tả đơn giản, thông dụng.

3. Bắt họ phải suy nghĩ hay hành động trong vài phút đầu tiên của buổi trình bày. Hãy tìm những cách thức khiến họ cảm thấy ngạc nhiên ngay từ đầu. Có thể đặt ra một câu hỏi thú vị nào đó khiến họ phải suy nghĩ; hoặc cho họ tập một bài khởi động nào đó đầu buổi trình bày; hoặc nêu một câu phát biểu gây sốc, một con số thống kê khiến kinh ngạc… – bất cứ điều gì tạo ngạc nhiên và làm cho khán giả tham gia ngay từ đầu.

Nếu bạn đã và đang gặp phải rào cản “khán giả không lắng nghe mình” trong các buổi thuyết trình, hãy để tôi giúp bạn trong chương trình BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY

Sau một ngày huấn luyện, bạn sẽ đánh bại được nỗi sợ khi đứng trước đám đông, biết cách chuẩn bị bài thuyết trình ấn tượng,nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn, biết cách thu hút khán giả, biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể giàu cảm xúc khi thuyết trình.


Hãy đến với diễn giả số 1 Việt Nam với hai buổi huấn luyện đặc biệt từ:

HỘI THẢO BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY - LÀM SAO ĐỂ TỎA SÁNG GIỮA ĐÁM ĐÔNG
Diễn giả: Quách Tuấn Khanh
Thời gian: 8:30 – 17:30 | 17/3/2013
Địa điểm: Hoa Sen 6 - K.S Kim Liên -  Số 7 Đào Duy Anh - Hà Nội.
Website: www.gockynang.vn


Những lý do khán giả không lắng nghe bạn và Cách Giải Quyết

Những lý do khán giả không lắng nghe bạn và Cách Giải Quyết

Bạn đang xem Những lý do khán giả không lắng nghe bạn và Cách Giải Quyết tại Blog Bít Tuốt Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Bít Tuốt Blog nếu bài viết có ích !
Like Bít Tuốt Blog trên Facebook để ủng hộ mình nhé

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply