» » Độ thô trong ăn dặm của bé



Độ thô trong ăn dặm. Độ thô trong ăn dặm của bé. Thức ăn thô. Thức ăn dặm. Ăn dặm cho bé. Thức ăn dặm cho bé. Đồ ăn dặm cho bé
Vấn đề xác định độ đặc loãng làm hầu hết các mẹ lúng túng. Câu trả lời chung là việc điều chỉnh như thế nào là do các mẹ và do bé hợp tác tới đâu. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc bé không đủ răng thì chuyển cấu trúc có được không? Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ đã trả lời rằng: cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có, mà nó liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi.
Hiện tại là mẹ của một cô công chúa, công việc của mình là nấu nướng, chăm sóc con. Là bà mẹ trẻ mình cũng vấp phải nhiều sai lầm khi chăm sóc con cái, đặc biệt là vấn đề ăn dặm. Qua tìm hiểu sách, báo, tham gia các nhóm trên mạng xã hội về cách chăm sóc con mình đã rút ra được khá nhiều kinh nghiệm. Qua đó mình cũng muốn chia sẻ với các mẹ đã, đang chuẩn bị cho con ăn dặm những kinh nghiệm thực tế của mình trong quá trình
cho con ăn dặm.

♥♥♥ Từ 5 tháng đến hết 6 tháng tuổi: Thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo tỷ lệ 1:10 ( 1 muỗng gạo – 10 muỗng nước ). Thịt, cá rau củ cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó trộn chung với thức ăn.
Thịt, cá, rau củ thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Vì vậy, mà trong khoảng 2 tuần đầu mới tập ăn chưa cần cho bé ăn đạm.
Thức ăn chính là rau nghiền và đậu phụ nghiền. Các mẹ đừng lo vì sợ con chỉ ăn rau và đậu phụ mà không đủ chất.  Độ đạm trong đậu phụ bằng độ đạm trong thịt, mà còn dễ hấp thu hơn.


chao-trang-1-10


♥♥♥ Từ 7 tháng đến hết 9 tháng tuổi: Thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng và có hình khối (không cần rây). Thịt, cá, rau củ xay nát (không cần rây).

Tỷ lệ cháo phù hợp với trẻ 1:7 ( 1 gạo – 7 nước). Khi mới bước vào tháng thứ 7, cháo nấu chín xong vẫn cần rây. Tuy nhiên, khi bé từ khoảng tháng 7 rưỡi đến tháng thứ 8 thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, lúc này chỉ cần nghiền bằng muỗng là được.


chao-ca-ro
♥♥♥ Từ 10 tháng tuổi đến hết 12 tháng tuổi: thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo (không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay). Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng.
Sau 12 tháng tuổi, cấu trúc thức ăn bé đã hoàn chỉnh, bé có thể chuyển dần sang cơm hạt dẻo bình thường, thịt cá xé hoặc cắt nhỏ. Cha mẹ có thể thay đổi cháo, cơm, mì, bún để đa dạng cấu trúc cho bé vì lúc này bé nào đã quen và đổi đúng cấu trúc thì việc đa dạng là làm bé làm quên dần với thức ăn người lớn sau này.

Lưu ý: con có thể ăn bốc và làm bẩn nhà, bẩn mặt, bẩn quần áo,... mẹ vẫn cố tươi cười khuyến khích con tập ăn.
Giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu nêm nếm gia vị mặn nhạt cho con, chỉ một chút thôi. Không nên cho con ăn món có quá nhiều dầu mỡ.


tap-an-boc








Độ thô trong ăn dặm của bé

Độ thô trong ăn dặm của bé

Bạn đang xem Độ thô trong ăn dặm của bé tại Blog Bít Tuốt Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Bít Tuốt Blog nếu bài viết có ích !
Like Bít Tuốt Blog trên Facebook để ủng hộ mình nhé

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply