» » Mất bằng lái xe thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như thế nào ?

Mất bằng lái xe thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như thế nào ? Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe bị mất,Mất bằng lái xe có phải thi lại không? Thủ tục cấp lại bằng xe máy B2 bị mất. Mất bằng lái xe máy cấp lại như thế nào. Làm lại bằng lái xe ở đâu ?

Chắc là sẽ có nhiều người bị mất bằng lái xe có thể do đánh rơi hay bị móc túi mất. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất, để mọi người có thể dễ dàng trong việc làm lại bằng lái xe nhé

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất

Lịch tiếp nhận hồ sơ đổi giấy phép lái xe :

 - Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 :
 + Nhận hồ sơ đổi GPLX : Từ 8h00 đến 11h00’
 + Trả hồ sơ đổi GPLX : từ 15h00 đến 17h00’

 - Riêng ngày thứ 7 :
 + Nhận hồ sơ đổi GPLX : từ 8h00’ đến 11h00’
 + Trả hồ sơ đổi GPLX : từ 11h00 đến 12h00’

HỒ SƠ THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ ĐỔI GPLX BAO GỒM:

Người có Giấy phép lái xe trong thời hạn 3 tháng trước khi hết hạn được làm thủ tục đề nghị cấp lại GPLX:

1. Đơn đề nghị đổi GPLX (Theo mẫu quy định). Các bạn tải tại đây ==> Tải Về
2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định  (mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế);
3. Bản sao chụp GPLX (cái này có thể thiếu)
4. 02 ảnh màu cỡ 3x4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
5. Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Khi nộp  hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để  đối chiếu.

CÁC TRƯỜNG HỢP CÁ BIỆT KHI ĐỔI, CẤP LẠI GPLX CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Trường hợp mất giấy phép lái xe lần thứ nhất

- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Trường hợp còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

- Trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

- Trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

- Trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Trường hợp mất giấy phép lái xe lần từ lần thứ 2 trở lên

- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ 2 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

- Đối với trường hợp mất giấy phép lái xe lần thứ 3 thì người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ 3 trở lên trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ 2, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Nơi nhận và trả hồ sơ làm lại bằng lái xe :  

Tại TPHCM: SỞ GTVT TP. HCM 

- 252  Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3.
- 08 Nguyễn Ảnh Thủ, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12.
- 111 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú.

Tại Hà Nội:

- Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội : số 2 Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội hoặc 16 Cao Bá Quát - Q.Ba Đình - Hà Nội

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Bộ phận một cửa và Phòng Quản lý phương tiện giao thông.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý phương tiện giao thông.

- Cơ quan phối hợp: Không có.

Thời hạn giải quyết làm lại bằng lái xe

- Được xét cấp lại sau 02 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.


Kết quả thực hiện TTHC

- Sở GTVT Hà Nội cấp GPLX hoặc: “Quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc” trong trường hợp phát hiện người lái xe giả khai báo mất hoặc sử dụng hồ sơ lái xe giả, có hành vi cố tình gian dối khác…

- Hồ sơ người lái xe tự quản lý gồm các tài liệu trong mục Hồ sơ của TTHC.
Phí, lệ phí

Lệ phí cấp giấy phép lái xe bằng vật liệu PET: 135.000 đồng/lần.

Nguồn thông tin tại: chinhphu.vn


Mất bằng lái xe thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như thế nào ?

Mất bằng lái xe thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như thế nào ?

Bạn đang xem Mất bằng lái xe thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như thế nào ? tại Blog Bít Tuốt Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Bít Tuốt Blog nếu bài viết có ích !
Like Bít Tuốt Blog trên Facebook để ủng hộ mình nhé

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply